Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, chức năng của thư viện đang ngày càng thay đổi, không còn chỉ gói gọn trong việc lưu trữ và cho mượn sách. Thêm vào đó, các thư viện trở thành một môi trường học tập và trung tâm kiến thức cho người dùng tin, cũng như phổ biến kiến thức cho đối tượng người dùng tin ở bất kỳ đâu và người thủ thư phải là người hướng dẫn tìm kiếm kho tri thức đó. Khối lượng tài liệu, giấy tờ, sách vở trong mỗi thư viện ngày càng gia tăng theo cấp số nhân đặt ra thách thức trong hoạt động của các thư viện ngày nay.
Bên cạnh đó, kỷ nguyên công nghệ 4.0 mở ra một thời đại mà ở đó sách và tài liệu giấy không còn ở vị trí độc tôn. Các thư viện đã không còn là sự lựa chọn duy nhất khi muốn tìm kiếm và tra cứu thông tin. Cùng với đó, con người trong xã hội hiện đại ngày càng có xu hướng sử dụng các tài liệu điện tử, số hóa với vô vàn lợi ích vượt trội. Tất cả làm đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của các thư viện truyền thống.
Không khó để nhận ra trong những năm gần đây, với xu thế phát triển và hội nhập, bài toán số hóa cũng được đặt ra trong hoạt động của các thư viện công cộng Việt Nam. Theo đó, không ít thư viện đã lựa chọn cách chuyển mình, chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện số.
Thư viện số hay còn gọi là thư viện điện tử là nguồn thông tin được cung cấp cho người đọc ở dạng số. Thư viện số là nơi không chỉ cho bạn đọc tra cứu danh mục mà còn đọc toàn văn, tải về toàn văn các sách, tư liệu giữa các thư viện số. Ngoài ra, nó cho phép độc giả truy cập bất cứ nơi đâu khi họ có thiết bị đầu cuối kết nối với Internet, tăng khả năng truy tìm thông tin, giảm thời gian đi lại và chi phí làm thẻ thư viện.
Với các phần mềm thư viện số, đã qua rồi cái thời mà các thủ thư phải làm việc hàng ngày với đống giấy tờ tài liệu, tất cả chỉ được ghi chép và quản lý trong những quyển số thủ công. Trong kỷ nguyên thông tin, vai trò của thủ thư thay đổi nhanh chóng. Họ sẽ phát triển tiến tới để trở thành những tổ chức và chuyên gia thông tin trong xã hội. Những “thủ thư số” sẽ là người lựa chọn, bổ sung, bảo quản, tổ chức và quản lý các bộ sưu tập số, thiết kế kết cấu kỹ thuật cho thư viện số, mô tả nội dung và thuộc tính của đầu mục hoặc đối tượng, lập kế hoạch, thực hiện và hỗ trợ các dịch vụ số như định hướng thông tin, tư vấn và chuyển giao…. Tất cả khiến công việc của các “thủ thư số” trở nên tiện lợi và nhanh chóng hơn trước kia rất nhiều.
Không thể phủ nhận, việc sử dụng những phần mềm thư viện số là một xu hướng tất yếu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong giai đoạn bùng nổ thông tin hiện nay. Thư viện số sẽ làm thay đổi cơ bản phương thức hoạt động của thư viện từ thu thập xử lý tài liệu phục vụ người đọc đồng thời tạo ra các sản phẩm thông tin có giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của người dùng tin.
Tuy vậy, công tác số hóa hoạt động của các thư viện truyền thông cũng đặt ra những bài toán thách thức yêu cầu cho các thư viện truyền thống hiện nay. Việc áp dụng rộng rãi các phần mềm thư viện số đòi hỏi các thư viện phải có sự đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng CNTT để thực hiện nguồn tài liệu điện tử trong đó có nguồn tài liệu được số hoá. Các cán bộ thư viện cũng cần phải được tập huấn, trau dồi kĩ năng làm việc trong các thư viện số, từ đó trở thành cầu nối giữa bạn đọc với kho dữ liệu số tiềm tàng này.
Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, xu hướng sử dụng phần mềm thư viện số là một điều tất yếu. Việc chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin tuy gặp nhiều rào cản bước đầu, nhưng trong tương lai việc ứng dụng CNTT cũng như các phần mềm thư viện số trong hoạt động số hóa tài liệu và chia sẻ nguồn tài nguyên thông tin ở các thư viện Việt Nam đang mở ra một hướng đi mới cho sự hợp tác chia sẻ.
Để xây dựng và tiếp cận nguồn tài nguyên phong phú của thời đại số hóa, VDOC đưa ra giải pháp TVS DLib giúp thư viện phối hợp với các phòng nghiệp vụ phát triển nguồn tài liệu, giáo trình, luận văn, tạp chí nghiên cứu khoa học và khuyến khích bạn đọc, giảng viên, sinh viên hay các nhà nghiên cứu chia sẻ các tài nguyên lên hệ thống thư viện của nhà trường. DLib cũng cung cấp giải pháp liên kết thư viện các trường đại học cao đẳng khác để tạo thành một nguồn tài nguyên dùng chung. Bên cạnh đó, giải pháp DLib còn tích hợp với TaiLieu.vn, trang web cung cấp nguồn tài nguyên cộng đồng rất lớn trên mạng xã hội.
Giải pháp DLib được VDOC đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin miễn phí cho các Thư viện để xây dựng bộ sưu tập tài nguyên dạng số cho phép tất cả các bạn đọc, giảng viên, sinh viên và học sinh khai thác nguồn tài liệu số mọi lúc mọi nơi. Với giải pháp TVS DLib nhà Trường sẽ miễn phí đầu tư, tiết kiệm 50% chi phí vận hành so với giải pháp tự thư viện xây dựng nhưng tăng 90% hiệu quả đầu tư.
Mong rằng giải pháp TVS DLib của VDOC sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời của quý thư viện đã và đang có ý định xây dựng một thư viện số phục vụ giảng viện, sinh viên, bạn đọc và đáp ứng yêu cầu kiểm tra chất lượng của Bộ đối với Thư viện. Hãy truy cập vào các trang www.dlib.vn để tham khảo hơn 100 TVS mà các trường ĐH-CĐ và TV Tỉnh đã triển khai thành công.
-- DLib VDOC --
-
Hướng dẫn quảng bá web sau thiết kế web
-
3 yếu tố không thể thiếu đối với một website bán hàng
-
Kinh nghiệm khi thiết kế website
-
Thiết kế web thế nào cho đơn giản với người sử dụng
-
Ý tưởng khi bắt đầu thiết kế website
-
Phong thủy trong thiết kế website
-
Làm thế nào để thiết kế một website chuyên nghiệp?
-
8 điều cần làm gì để cải thiện chất lượng website của bạn?